1. Bằng lái xe ô tô và những nội dung trên bằng lái xe ô tô
1.1 Khái quát về bằng lái xe ô tô
Đối với người tham gia giao thông đường bộ, đặc biệt là người lái xe ô tô thì một trong những điều kiện bắt buộc khi muốn tham gia giao thông bằng phương tiện là ô tô thì người lái xe phải có Bằng lái xe ô tô (hay còn gọi với tên gọi khác là giấy phép lái xe) còn hạn sử dụng.
1.2 Các nội dung trên bằng lái xe ô tô
Trên bằng lái xe ô tô sẽ có những phần, nội dung, thông tin sau:
- Kích thước: 85,6 x 53,98 x 0,76 mm (theo Tiêu chuẩn ICAO loại ID-1).
- Tiêu đề “GIẤY PHÉP LÁI XE/ DRIVER’S LICENSE”, “CÁC LOẠI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ ĐƯỢC ĐIỀU KHIỂN”, chữ “Số/No.” và ” Ngày trúng tuyển” có màu đỏ, các chữ khác in màu đen.
- Ảnh của người lái xe chụp trên nền mầu xanh da trời được in trực tiếp trên giấy phép lái xe.
- Có lớp màng phủ bảo an trên hai mặt của giấy phép lái xe.
- Phôi được làm bằng vật liệu PET hoặc vật liệu có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương, có hoa văn màu vàng rơm và các ký hiệu bảo mật.
- Có mã hai chiều (QR) để đọc, giải mã nhanh thông tin trên Giấy phép lái xe và liên kết với hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe.
Mỗi loại bằng lái xe ô tô đều có quy định riêng về đối tượng sử dụng, điều kiện được cấp, hồ sơ đăng ký dự thi nhận bằng cũng như thời hạn có hiệu lực của bằng lái xe ô tô.
Đối với xe ô tô thì hiện nay sẽ có các loại bằng lái xe hạng B1, hạng B2, hạng C, hạng D, hạng E, hạng F. Thông dụng nhất đó chính là hai loại bằng lái xe hạng B1 và bằng lái xe hạng B2.
Đối với giấy phép lái xe hạng B1 được dùng cho các loại phương tiện sau đây:
- Xe ô tô đến 9 chỗ ngồi dùng để chở người, bao gồm cả người lái.
- Xe ô tô tải, bao gồm ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.
- Máy kéo dùng để kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.
Thời hạn sử dụng của bằng lái hạng B1: Thời hạn đến 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam. Trường hợp người điều khiển là nữ trên 45 tuổi và nam trên 50 tuổi: Giấy phép lái xe hạng B1 được cấp chỉ có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp. Đối với giấy phép lái xe hạng B2 được dùng cho các loại phương tiện sau đây:
- Các loại xe ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.
- Các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng B1.
Thời hạn sử dụng của bằng lái hạng B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
>> Xem thêm:Mức phí thi bằng lái xe A1, B1 và B2 cập nhật mới nhất
2. Quy định mới về thi Bằng lái xe ô tô hiện nay
2.1 Nộp hồ sơ
Đối với việc thi bằng lái xe ô tô (sát hạch lái xe) thì người dân có nhu cầu sẽ nộp hồ sơ dự sát hạch lái xe theo quy định tại Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và Thông tư 04/2022/TT-BGTVT. Sau khi nộp hồ sơ dự sát hạch lái xe ô tô xong người đăng ký sẽ phải trải qua quá trình học tập và phải vượt qua tất cả các bài thi thì mới được cấp bằng lái xe ô tô.
2.2 Quản lý thông qua thiết bị giám sát
Quản lý quy trình học bằng lái xe ô tô thông qua thiết bị giám sát. Các thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên cũng phải đáp ứng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để đào tạo lái xe ô tô từ ngày 01/01/2022.
Học lái xe ô tô với cabin mô phỏng: Tại Thông tư 04/2022/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đã quy định từ ngày 01/01/2023, tất cả các trung tâm đào tạo lái xe ô tô sẽ phải đồng loạt tổ chức giảng dạy môn học lái ô tô trên cabin mô phỏng. Căn cứ khoản 9 Điều 1 của Thông tư 04/2022 thì Cơ sở đào tạo trang bị và sử dụng ca bin học lái xe ô tô để đào tạo lái xe ô tô trước ngày 31 tháng 12 năm 2022. Do vậy, hiện nay sang năm 2023 người học lái xe sẽ phải tham gia quá trình đào tạo qua cabin mô phỏng. Thực ra đây là một quy định cũ của Thông tư 01/2021/TT-BGTVT nhưng do dịch bệnh Covid-19 mà thời gian đã được lùi lại đến đầu năm 2023. Cabin học lái xe ô tô thực hiện theo lộ trình quy định tại khoản 2 Điều 47 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.
Gia tăng các nội dung với một khóa học lái ô tô, cụ thể theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được sửa bởi Thông tư 04/2022/TT-BGTVT, thời gian học thực hành lái xe trên cabin mô phỏng của mỗi học viên được quy định như sau:
- Với bằng lái xe ô tô hạng B1, B2 và C: thời gian học lái xe trên cabin mô phỏng là 3 giờ/khóa học. Học viên học nâng hạng bằng lái xe ô tô sẽ học lái xe trên cabin mô phỏng 1 giờ (Riêng học nâng hạng từ B1 tự động số lên B1 không phải học thực hành lái xe trên cabin mô phỏng).
- Học viên học lái xe ô tô trên cabin mô phỏng phải có tối thiểu 4 giờ thực hành các bài cơ bản từ những bài tập cơ bản như vận hành xe, thực hành lên dốc, đường vuông góc, đường quanh co, … đến tập nâng cao với kỹ năng lái xe trên các địa hình phức tạp như đường đồi núi, đường cao tốc, …
Tổng thời gian của cả khóa học lái xe vẫn được giữ nguyên mặc dù tại quy định mới có thêm nội dung môn học như đã nêu trên. Theo đó, học viên sẽ thêm việc học ở cabin mô phỏng và giảm bớt thời gian học thực hành ở sân tập.
Chi phí học lái xe ô tô tăng: Tại khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT, các cơ sở đào tạo lái xe được trao quyền tự xây dựng và quyết định mức thu học phí cụ thể đối với từng hạng giấy phép lái xe chi tiết theo từng học phần rồi báo cáo Bộ chủ quản hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền để theo dõi. Do đó, việc lắp đặt thêm các cabin mô phỏng và các thiết bị giám sát sẽ làm tăng chi phí lên chính học viên học lái xe ô tô.
Thi lái xe trên phần mềm mô phỏng: Theo Thông tư 38/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung 1 số điều từ Thông tư 12/2017/TT-BGTVT và khoản 12 Điều 2 Thông tư 01/2021, phần thi mô phỏng các tình huống giao thông chỉ được thực hiện sau khi học viên đã vượt qua bài thi lý thuyết. Nếu vượt qua bài thi lý thuyết và phần mềm mô phỏng tình huống giao thông, học viên sẽ được thi tiếp bài thi thực hành lái xe trong hình và trên đường. Khi đạt tất cả các bài thi nêu trên, học viên mới được công nhận trúng tuyển và cấp bằng lái xe ô tô theo hạng đã đăng ký thi. Người thi sát hạch sẽ phải trải qua 04 nội dung thi như sau:
- Sát hạch lý thuyết;
- Thi trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông;
- Thực hành lái xe trong hình;
- Thực hành lái xe trên đường.
2.3 Trình tự sát hạch
Thay đổi trình tự sát hạch sẽ được thông qua các bài thi dưới các trường hợp như sau:
- Không đạt lý thuyết: không được thi lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng.
- Không đạt nội dung lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng: được thi thực hành trong hình.
- Không đạt nội dung thi thực hành trong hình: không được thi sát hạch lái xe trên đường.
- Đạt nội dung lý thuyết, phần mềm mô phỏng, thực hành trong hình nhưng không đạt nội dung lái xe trên đường: được bảo lưu kết quả trong vòng 1 năm.
- Đạt cả lý thuyết, lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng và thực hành lái xe (trong hình và trên đường) thì được công nhận trúng tuyển và cấp bằng lái xe.
2.4 Mức phạt
Ngoài ra, việc nếu người điều khiển xe ô tô sử dụng bằng lái xe quá hạn thì sẽ bị xử phạt với mức phạt tăng hơn so với quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì việc sử dụng Bằng lái xe hết hạn dưới 06 tháng sẽ bị phạt 400.000 – 600.000 đồng. Nếu sử dụng Bằng lái xe hết hạn từ 06 tháng trở lên sẽ bị phạt 04 – 06 triệu đồng. Nhưng hiện nay theo quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thì sử dụng Bằng lái xe hết hạn dưới 03 tháng sẽ bị phạt 05 – 07 triệu đồng. Nếu sử dụng Bằng lái xe hết hạn từ 03 tháng trở lên sẽ bị phạt 10 – 12 triệu đồng.
3. Tải xuống phần mềm tự luyện lý thuyết thi GPLX ô tô các hạng